Ông Nghiêm Xuân Đa- Chủ tịch Hiệp hội cho rằng năm 2021 là năm thuận lợi của ngành thép Việt Nam và toàn cầu. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường cung ứng toàn cầu, đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có ngành thép Việt Nam. Sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2021.Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và bán hàng thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16%. Xuất khẩu sản phẩm thép năm 2021 cũng có được những kết quả tích cực, đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Căn cứ vào Điều 17, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp đã quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.
Xem chi tiết: Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Điều kiện mở doanh nghiệp?
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ trải qua 5 giai đoạn cơ bản gồm: chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty, nộp hồ sơ & đăng bố cáo, làm con dấu pháp nhân, thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
Xem chi tiết thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Quyền chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,… Các loại hình doanh nghiệp này có sự khác biệt về quy mô kinh doanh, số lượng chủ đầu tư, tính chất liên kết cho đến mục tiêu hoạt động. Tùy thuộc vào mục đích và ý tưởng đầu tư, chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với tình hình hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Ngoài những loại hình doanh nghiệp trên chúng ta còn bắt gặp một số thuật ngữ như doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… Trên thực tế đây không phải là những loại hình doanh nghiệp độc lập mà sẽ thuộc một trong các loại hình đã liệt kê phía trên. Chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn điều lệ do nhà nước đầu tư và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên.
Tóm lại, nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp đã được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Quyền được lựa chọn mức vốn đầu tư
Hiện nay Luật Doanh Nghiệp không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mức vốn đầu tư phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề có quy định về vốn pháp định, mức ký quỹ thì mức vốn đầu tư tối thiểu không được thấp hơn mức vốn pháp định, mức ký quỹ.
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư khi gia nhập thị trường. Nhà đầu tư được tự do đầu tư vốn và quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của mình từ loại hình đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng hình thức “doanh nghiệp” để thực hiện ý tưởng và mục đích kinh doanh của mình với những lựa chọn phù hợp về 5 khía cạnh:
Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp có nhiều lợi ích, từ việc giúp cá nhân hoặc nhóm người tập trung hoạt động kinh doanh đến việc mở rộng cơ hội thu về lợi nhuận và tăng cường uy tín. Sau đây là 5 lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp:
Thỏa mãn mục đích kinh doanh
Không phải hoạt động kinh doanh nào cá nhân cũng có thể thực hiện mà bắt buộc phải thông qua tổ chức. Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh như dịch vụ hàng không, luật sư, môi giới bất động sản,… Do đó, chủ sở hữu cần thành lập doanh nghiệp để thỏa mãn mục đích kinh doanh của mình. Mặt khác, việc thành lập doanh nghiệp còn mang giá trị lợi ích lâu dài.
Ví dụ như các sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh ngày càng phổ biến và bạn muốn giới thiệu chúng rộng rãi hơn ra ngoài thị trường thì sẽ cần đến thương hiệu. Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc tạo lập thương hiệu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch tăng độ nhận diện thương hiệu trong khách hàng, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thông qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp được số lượng và thông tin của các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường. Từ đó, cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện quyền quản lý của các cơ quan có thẩm quyền mình tốt hơn.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập thì nhà nước cũng sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường và các yếu tố trong kinh doanh để kịp thời đưa ra các chủ trương chính sách, biện pháp điều tiết nền kinh tế hiệu quả.
Khi doanh nghiệp thành công đăng ký thành lập đồng nghĩa với hoạt động của doanh nghiệp đã được công khai trên thị trường. Điều này sẽ giúp tăng giá trị về niềm tin và thu hút được nhiều khách hàng hơn thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.
Mặt khác, thành lập doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động – giải quyết vấn đề tồn đọng lớn nhất của xã hội. Khi người lao động tìm được môi trường làm việc phù hợp sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp và gián tiếp đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Ngoài ra, người dân có việc làm, có đời sống ổn định cũng giúp các vấn đề an ninh trật tự xã hội ổn định hơn.
Một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có nghĩa là mô hình doanh nghiệp có sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, công ty phải được thành lập dựa trên tiêu chuẩn, chính sách và sự định hướng của nhà nước theo từng thời kỳ. Do đó, thành lập doanh nghiệp sẽ là nhân tố thiết yếu giúp phát triển môi trường kinh doanh và nền kinh tế đất nước.
Tóm lại, ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp rất quan trọng và điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho chủ thể doanh nghiệp, đồng thời còn đảm bảo trật tự quản lý nhà nước cũng như quyền lợi của các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh tế.
Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua vốn đầu tư và quy mô sử dụng người lao động. Trên thực tế, chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định mức vốn đầu tư nhiều hay ít (trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định), quy mô sử dụng lao động lớn hay nhỏ mà không hề bị giới hạn mức tối thiểu, mức tối đa.
Bên cạnh đó, quy mô kinh doanh cũng được thể hiện thông qua việc chủ doanh nghiệp được quyền thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp, các tổ hợp kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế,… Lưu ý quyền này sẽ bị hạn chế với việc thành lập nhiều doanh nghiệp vô hạn cùng lúc.
Ví dụ một người không được thành lập hai hoặc nhiều công ty tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.