Mã Số Thuế Cá Nhân Làm Ở Đâu

Mã Số Thuế Cá Nhân Làm Ở Đâu

Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, cá nhân người lao động cần được cung cấp mã số thuế cá nhân. Vậy mã số thuế cá nhân là gì? Mã số thuế cá nhân dùng để làm gì? Tất cả những câu hỏi liên quan đến mã số thuế cá nhân sẽ được MISA MeInvoice giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nội dung bài viết để tìm câu trả lời đúng nhất.

Các trường hợp cần đăng ký mã số thuế cá nhân

Đăng ký mã số thuế cá nhân nhằm mục đích kê khai với cơ quan thuế về các khoản thu nhập. Trong đó, các trường hợp cần đăng ký mã số thuế cá nhân gồm:

- Người có thu nhập thuộc trường hợp đóng thuế TNCN

Người lao động thuộc đối tượng phải đóng thuế TNCN khi có mức thu nhập trên 11 triệu/tháng (132 triệu đồng/năm) theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp nào cần đăng ký mã số thuế cá nhân

- Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định tại Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau: Nếu người nộp thuế đăng ký thuế và được cấp mã số thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Trường hợp là người phụ thuộc và đã kê khai giảm trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế cá nhân thì sẽ được cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế căn cứ theo thông tin người phụ thuộc trên Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế.

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định: Người phụ thuộc được giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng.

- Người đại diện đứng đầu một tổ chức kinh doanh

Trường hợp là người đứng đầu một nhóm, tổ, chức kinh doanh bắt buộc đăng ký mã số thuế cá nhân.

Mã số thuế cá nhân của người đại diện được dùng để kê khai và nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt,… của chung cả nhóm kinh doanh và khai báo thuế thu nhập cá nhân của riêng mình.

Tra cứu mã số thuế cá nhân nhưng hiển thị không tồn tại thì xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp người lao động tra cứu mã số thuế cá nhân nhưng lại nhận được kết quả là “không tìm thấy người nộp thuế nào phù hợp” thì cần kiểm tra lại những thông tin cá nhân đã khai trước đó liệu đã chính xác hay chưa và tiến hành nhập lại theo đúng yêu cầu của website.

Nếu đã chắc chắn thông tin nhập vào là đúng mà hệ thống vẫn báo lỗi khi tra cứu thì bạn hãy liên hệ với cơ quan nơi đăng ký mã số thuế để được hướng dẫn cụ thể cách sửa lỗi hoặc thủ tục cập nhật lại thông tin lên hệ thống.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp cho vấn đề “mã số thuế cá nhân là gì” ở đầu bài. Hy vọng thông qua những nội dung trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn phần nào về mã số thuế cá nhân cũng như quyền lợi khi thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân. Nếu bạn thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này đến những người khác cũng đang quan tâm đến mã số thuế cá nhân.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, bộ phận tư vấn của Công ty cổ phần MISA sẽ liên hệ lại trong thời gian muộn nhất là 30 phút sau khi đã nhận được yêu cầu tư vấn của các Quý doanh nghiệp:

Công dân có trách nhiệm nộp thuế TNCN với các mức đóng khác nhau tùy theo điều kiện và thu nhập của mỗi người. Đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cá nhân trong việc nộp thuế. Như vậy, theo quy định hiện nay, có thể đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu? Cùng iHOADON giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Theo Khoản 5, Điều 3, Luật Quản lý thuế 2019 quy định, “mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế”.

Mã số thuế cá nhân được dùng để làm gì?

Sử dụng mã số thuế cá nhân sẽ giúp nhà nước dễ dàng quản lý được thuế thu nhập cá nhân của công dân. Bên cạnh đó, mã số thuế còn có thể giúp nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu?

-  Trường hợp 1: Cá nhân nộp trực tiếp tại cơ quan thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp luật

+ Chi cục thuế nơi cá nhân cư trú, nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

+ Cục thuế theo địa chỉ thường trú tại Việt Nam (Trường hợp cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo)

+ Cục thuế trực tiếp quản lý nơi làm việc (Trường hợp có thu nhập tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, lãnh dự quán, đại sứ quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế.

+ Cục thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức hoặc cá nhân trả từ nước ngoài).

Bước 3: Tiếp nhận và thông báo kết quả mã số thuế cá nhân

Có thể đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu?

-  Trường hợp 2: Cá nhân nộp thông qua cơ quan chi trả thu nhập

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan chi trả thu nhập (doanh nghiệp).

Bước 2: Doanh nghiệp tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai Mẫu số 05-ĐK-TCT. Nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 3: Tiếp nhận và thông báo kết quả mã số thuế cá nhân

-  Bên cạnh việc đăng ký mã số thuế cá nhân tại cơ quan thuế còn có thể nộp hồ sơ đăng ký qua mạng

Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để khai thông tin đăng ký và gửi kèm hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 2: Tiếp nhận và thông báo kết quả

Cổng thông tin điện tử tiếp nhận và gửi người nộp thuế mẫu thông báo 01/TB-TĐT bằng  thư điện tử để ghi nhận hồ sơ đã được gửi đến hoặc thông báo lý do không nhận hồ sơ cho Thời hạn: 3 ngày làm việc là bài viết giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có thể biết được nơi làm mã số thuế cá nhân nhanh chóng và dễ dàng.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Chị Nguyễn Thu H. làm việc tại một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu ở H.Đông Anh, Hà Nội, cho biết ngày 15.3 khi làm kê khai

(TNCN) tại cơ quan đã phát hiện có một DN khác sử dụng

(MST CN) của chị để kê khai những khoản thu nhập khá lớn. “Do đơn vị này ở xa Hà Nội nên tôi không có điều kiện đến tận nơi giải quyết được. Việc kê khai khống này đã gây ra rất nhiều rắc rối cho tôi trong các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập”, chị H. bức xúc.

Nhớ lại trường hợp xảy ra của mình cách đây vài năm, ông Nhàn (Q.8, TP.HCM) vẫn không quên cảm giác “té ngửa”. Do có nhu cầu hoàn thuế hơn 10 triệu đồng, ông liên hệ Chi cục Thuế Q.8 để làm thủ tục. Cơ quan thuế rà soát và phát hiện ông Nhàn có một khoản thu nhập 300 triệu đồng ở một công ty taxi trong khi ông không có liên hệ gì với công ty này. “Thay vì nhận lại tiền hoàn thuế đóng dư thì tôi lại rơi vào cảnh phải nộp thêm tiền thuế rất nhiều nếu tính thêm 300 triệu đồng không biết ở đâu mà có này. Bức xúc, tôi gửi đơn cho cơ quan thuế thì mới biết MST CN là của tôi mà người nhận thu nhập tại công ty taxi kia lại là một cái tên lạ hoắc. Sau khi cơ quan thuế mời DN chi trả thu nhập lên làm việc thì tôi không bị truy thu thuế số thu nhập 300 triệu đồng nữa”, ông Nhàn nói.

Sau này, các thủ tục quyết toán thuế TNCN ông Nhàn ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập, nhưng ông vẫn tìm hiểu trên hệ thống của cơ quan thuế thì mới thấy việc lấy thông tin của một cá nhân hay MST CN là quá dễ. Kiểm chứng cho điều này, chúng tôi đăng nhập vào website tra cứu mã số thuế của Tổng cục Thuế theo địa chỉ www.tncnonline.com.vn.

Sau khi nhập số CMND của một người thì thông tin của cá nhân đó như tên họ, MST CN và ngày cấp, tỉnh thành cư trú, cơ quan thuế quản lý hiện ra đầy đủ.

Cũng qua phần tra cứu MST CN, chị Hiền (TP.Đà Nẵng) phát hiện ai đó đã đăng ký MST CN giúp mình nên đã “cầu cứu” đến luật sư. Theo chị Hiền, ai đó đã đăng ký MST cho chị vào tháng 11.2014 tại cơ quan thuế Thanh Hóa, thời điểm này chị Hiền đang ở Đà Nẵng. Trước đó (tháng 6.2014), chị có thử việc tại một công ty có trụ sở ở Thanh Hóa 1 ngày nhưng không phù hợp nên nghỉ. "Tự dưng xuất hiện MST CN không phải do mình đăng ký, tôi lo lắm", chị Hiền nói.

Khai khống chi phí để trốn thuế

Một cán bộ Vụ Thuế TNCN (Tổng cục Thuế) cho Thanh Niên biết, cơ quan này cũng từng giải quyết nhiều trường hợp bị “đánh cắp” MST CN. Điển hình là một cá nhân sau khi đi làm các thủ tục thuế thì phát hiện MST của mình được một DN ở Hưng Yên sử dụng. Xác minh cho thấy DN này chuyển trụ sở từ Q.Long Biên, Hà Nội; cá nhân trước kia có nộp hồ sơ trúng tuyển nhưng không vào làm việc. Sau đó, DN dùng luôn tên, chứng minh thư và MST của cá nhân kia để kê khai khống các thu nhập của người lao động, nhằm tăng chi phí để giảm mức thuế phải đóng.

Đây là tình trạng ăn cắp MST khá phổ biến. Rất nhiều DN đăng tuyển người, nhận hồ sơ hàng loạt nhưng chỉ nhận một số lượng rất ít vào công ty. Tuy nhiên, hồ sơ của những người không trúng tuyển vẫn được DN lưu giữ. Đến khi cần khai khống chi phí, họ lấy thông tin trong hồ sơ cũ và tự làm MST CN khống để lách thuế.

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, phân tích, việc kê khống lao động để DN tăng chi phí qua trả lương, tiền công nhằm giảm đi phần thuế thu nhập DN phải đóng. Thường các DN sẽ chọn người lao động có thu nhập thấp hoặc người lao động có nhiều người phụ thuộc để thu nhập không phải đến mức chịu thuế. Ví dụ, DN trả cho người thu nhập 100 triệu đồng/năm và khấu trừ tiền thuế TNCN 10%, tức 10 triệu đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Nghe thì có vẻ DN sẽ không được lợi gì. Nhưng thực tế, DN chịu thuế thu nhập DN 20%, nếu không đưa 100 triệu đồng vào chi phí thì DN đóng thuế 20 triệu đồng. Còn đưa vào chi phí như nói trên, DN sẽ tiết giảm được một nửa tiền thuế, tức 10 triệu đồng. "Các cá nhân sẽ khó phát hiện được MST của mình có bị lợi dụng hay không nếu không thực hiện các thủ tục quyết toán thuế hoặc cơ quan chức năng mời lên làm việc", ông Xoa nhận xét.

Xử lý hàng trăm doanh nghiệp vi phạm

Trao đổi với Thanh Niên, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế TNCN, Tổng cục Thuế, cho biết hiện nay trên trang thông tin điện tử của ngành thuế có cung cấp công cụ hỗ trợ tra cứu thông tin về MST cá nhân. Việc này nhằm hỗ trợ cá nhân và DN thực hiện khai thuế đúng quy định. Mọi trường hợp sử dụng MST không đúng quy định đều là hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Việc tra cứu thông tin MST, theo bà Lan, cũng có thể dẫn đến tình trạng DN lợi dụng MST của cá nhân để khai khống chi phí tiền lương, tiền công nhằm mục đích trốn thuế TNDN. Tuy nhiên, vấn đề này đã và đang được ngành thuế xử lý qua công tác thanh, kiểm tra hằng năm. Đặc biệt thời gian gần đây, ngành thuế phát hiện nhiều DN vi phạm và đã có các biện pháp xử lý như loại bỏ chi phí, truy thu và phạt đối với số thuế trốn; xử phạt DN có hành vi vi phạm, khai sai, trốn thuế. “Từ năm 2009, áp dụng luật thuế TNCN, để đáp ứng quản lý theo phương pháp hiện đại, hiệu quả, ngành thuế áp dụng quản lý thuế tập trung. DN có chi trả thu nhập có trách nhiệm lập bảng kê kèm theo MST CN để cơ quan thuế nhập vào cơ sở dữ liệu ngành thuế. Từ cơ sở dữ liệu tập trung này cơ quan thuế sẽ phát hiện những cá nhân bị lợi dụng MST”, bà Lan nói.

Cũng theo bà Lan, nếu DN sử dụng MST để khai khống chi phí thì cơ quan thuế hiện nay cũng đang thông qua MST để phát hiện các trường hợp gian lận mà không phải trực tiếp thanh, kiểm tra tại DN. Đây là một trong các biện pháp để hỗ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm tra giám sát, thực hiện pháp luật thuế của cá nhân cũng như DN. Thông qua đó, ngành thuế đã phát hiện và xử lý hàng trăm DN vi phạm mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.

Phạt gấp 3 nếu khai man trốn thuế

Tình trạng đánh cắp MST CN đã diễn ra từ vài năm trở lại đây, đặc biệt là những DN sử dụng hồ sơ xin việc của người lao động để mở cũng như sử dụng MST cá nhân của họ.

Việc bỗng dưng có MST hoặc một khoản thu nhập từ trên trời rơi xuống khiến số thuế phải đóng tăng vọt gây hoang mang cho người nộp thuế.

Trả lời báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) khuyến cáo, mọi cá nhân có MST phải giữ thật chặt mã số thuế của mình, bởi thực tế có chuyện một số cá nhân bị mất CMND nên MST lọt ra ngoài, bị DN lợi dụng... Khuyến cáo này khiến nhiều người càng thêm lo lắng.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế CN, thừa nhận không thể nói “giữ chặt” hay bảo mật tuyệt đối, có thể một số thông tin diễn đạt ý của phía cơ quan thuế chưa chính xác. Bởi CMND sử dụng cho nhiều việc, nhiều mục đích còn MST chỉ sử dụng duy nhất cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. MST này phải cung cấp cho đơn vị, DN nơi mình công tác, lao động nên người nộp thuế cẩn trọng, chỉ sử dụng đúng mục đích đó để thực hiện các nghĩa vụ thuế; không cung cấp cho mục đích khác.

Các cá nhân có thể tự kiểm tra thông tin MST CN của mình trên website của Tổng cục Thuế (www.tncnonline.com.vn) bằng số CMND. Nếu cá nhân chưa đăng ký MST mà trên web vẫn hiển thị MST, trong trường hợp tên của MST trùng với tên trên CMND nghĩa là đã có ai đó đăng ký MST để lợi dụng làm tăng chi phí tiền lương, tiền công. Trong trường hợp không trùng tên thì khả năng CMND đã bị trùng với người khác. Lúc này, người nộp thuế làm công văn gửi cơ quan thuế để được hướng dẫn cấp MST. Còn nếu bị DN lợi dụng sử dụng MST thì cơ quan thuế sẽ mời DN làm việc và xử phạt hành vi trốn thuế.

Cụ thể, theo luật sư Hoàng Chung, Công ty luật Minh Gia, theo quy định tại điều 71, Thông tư 156/2013/TT-BTC, người nộp thuế có thể tiến hành việc khiếu nại bằng cách gửi đơn trực tiếp lên chi cục thuế quản lý đơn vị đang sử dụng MST, tố cáo về hành vi của đơn vị đó, để chi cục thuế nói trên có thể kịp thời xử lý tình trạng này. Nếu đơn khiếu nại không được trả lời thì có thể tiếp tục gửi đơn lên cấp cục thuế để yêu cầu giải quyết.

Lãnh đạo Vụ Thuế TNCN khuyến cáo người nộp thuế khi phát hiện MST bị lợi dụng, đánh cắp hoặc bị trùng nên thông báo ngay tới chi cục thuế nơi mình đang thực hiện nghĩa vụ hoặc vụ thuế TNCN... Khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan thuế sẽ lập tức kiểm tra, xác minh DN, nếu xác định đúng DN vi phạm và cá nhân không có thu nhập ở đó sẽ cho cá nhân khai và nộp thuế theo cam kết. “Theo quy định của luật Thuế TNCN thì người nộp thuế chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập thực nhận. Do đó, đối với những cá nhân bị lợi dụng MST của mình, nếu cam kết không có thu nhập từ DN đó và cơ quan thuế xác minh đúng thì cá nhân sẽ không bị truy thu thuế TNCN đối với thu nhập đã bị kê khai khống”, lãnh đạo Vụ Quản lý thuế TNCN khẳng định.

Về hình thức xử phạt, theo bà Phương Lan, DN sử dụng không đúng MST cá nhân có thể do 2 nguyên nhân: DN cố ý khai khống chi phí lương mà thực tế không có người lao động nhằm mục đích trốn thuế; hoặc do DN thực tế có sử dụng lao động đã có MST nhưng DN nhập sai 1 chữ số của MST dẫn đến việc bị trùng với cá nhân khác. Cơ quan thuế khi phát hiện việc sử dụng sai MST sẽ xác định chính xác hành vi vi phạm là khai sai do nhầm lẫn hay do cố tình khai sai, để xử phạt. Trong trường hợp do nhầm lẫn mà không làm giảm số thuế phải nộp thì bị xử phạt theo điều 8, Thông tư số 166/2013/TT-BTC, mức phạt tùy trường hợp từ 2,1 - 3 triệu đồng. Trường hợp do nhầm lẫn nhưng đã làm giảm số thuế phải nộp thì bị xử phạt 20% tính trên số tiền thuế bị thiếu, đồng thời bị tính phạt nộp chậm tiền thuế. Trong trường hợp cơ quan thuế xác định là cố tình khai man trốn thuế và chưa tự giác khắc phục hậu quả trước khi cơ quan thuế kiểm tra thì bị xử phạt từ 1 - 3 lần số thuế trốn.

Đây là nội dung được nêu tại Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Tại Chỉ thị, Bộ Công an được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật về phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh mạng, an ninh tiền tệ, trong đó nghiên cứu sử dụng định danh xác thực điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với:

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

- Tổ chức, cá nhân trong nước hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên không gian mạng, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, ví điện tử, chuyển tiền...

- Các cá nhân có thu nhập từ quảng cáo do cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số trên các nền tảng chia sẻ video xuyên biên giới trên không gian mạng, thông tin cá nhân có hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các website thương mại điện tử, mạng xã hội.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện định danh và xác thực điện tử.

Đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng, viễn thông… phục vụ định danh, xác thực cá nhân, tổ chức phòng ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử.

Tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử để kê khai, đăng ký nộp thuế trên ứng dụng VNeID và các nền tảng khác do Cơ quan thuế hướng dẫn.

Nghiên cứu phát triển hoặc tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử, các tiện ích khác trên ứng dụng VneID để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Công Thương ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, định danh và xác thực điện tử để xác thực chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, định danh và xác thực điện tử để xác thực chủ thể đăng ký cấp chứng thư số thuê bao viễn thông, di động.

Hướng dẫn, thúc đẩy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để nghiên cứu sử dụng định danh và xác thực điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử.

Thúc đẩy các tiện ích thanh toán trực tuyến, chữ ký số trên ứng dụng VneID để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia hoạt động thương mại điện tử, hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.