Nhập Cảnh Malaysia Có Bị Cách Ly Không Ạ

Nhập Cảnh Malaysia Có Bị Cách Ly Không Ạ

Đối tượng áp dụng của hướng dẫn này là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm: Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; Người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ (Nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng quốc gia); Những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam.   Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ: người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, không tiếp xúc với cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người nhập cảnh ngắn ngày và những người tiếp xúc, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc và không lây nhiễm ra cộng đồng.

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh

Tại Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời giạn thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo Luật Thi hành án hình sự.

- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đàm việc thi hành án.

- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Nếu thuộc một trong các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh nêu trên, bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo cấm xuất cảnh bằng văn bản.

Cách kiểm tra mình có bị cấm xuất cảnh hay không

Cấm xuất cảnh là cách gọi khác của trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14.

Để kiểm tra mình có bị cấm xuất cảnh hay không, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc tra cứu trên trang web, thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Địa chỉ kiểm tra mình có bị cấm xuất cảnh hay không trên website của Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541

Kiểm tra trên website của Tổng cục Thuế

Nợ thuế là trường hợp phổ biến dẫn đến bị tạm hoãn xuất cảnh hiện nay. Để

trên website của Tổng cục Thuế, truy cập địa chỉ:

Thời hạn bị cấm xuất cảnh là bao lâu?

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 28 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:

Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời giạn thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đàm việc thi hành án.

- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền

Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm

Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng.

Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh thì khi hết thời hạn quy định đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Trên đây là thông tin về cách kiểm tra mình có bị cấm xuất cảnh hay không.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Những ngày cuối tháng 12, trên chuyến bay của Hãng hàng không Air France của Pháp từ Paris về TP.HCM, tôi cảm nhận được không khí háo hức của bà con kiều bào châu Âu. Do đại dịch COVID-19, phải mất cả ba năm, nhiều người Việt ở nước ngoài mới được về quê thăm nhà, đoàn tụ với gia đình, người thân, bạn bè.

Một anh người Việt sống ở Marseille ngồi kế bên tôi cũng không giấu được niềm háo hức, nôn nóng đếm ngược 10 tiếng, 6 tiếng, rồi 2 tiếng đến khi máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất.

6h45 sáng, chiếc Boeing 777 dừng hẳn và tín hiệu cài dây an toàn được tắt. Hành khách nhanh chóng đứng dậy, lấy hành lý, kiên nhẫn chờ đợi ra khỏi máy bay.

Chuyến bay chúng tôi là một trong những chuyến bay đầu tiên "cập bến" sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày. Tôi nghe nhân viên sân bay nói với nhau: "Khách xuống rồi! Khách xuống rồi!".

Tôi chọn đứng vào hàng ngoài cùng bên phải để làm thủ tục nhập cảnh. Vài phút sau, hai quầy khác được mở, một số người đang xếp hàng trước tôi nhanh chóng chạy qua quầy mới mở. Tôi thầm mừng nghĩ rằng chắc mình sẽ sớm ra được gặp gia đình đang chờ bên ngoài.

Nhưng sau 10 phút tôi chợt nhận ra hàng tôi đang đứng chẳng di chuyển được bao nhiêu. Một quầy nhập cảnh khác lại mở, một số khách đang xếp hàng và khách của chuyến bay khác vừa mới đến lại nháo nhào chạy sang quầy mới.

Theo tôi quan sát, do buổi sáng không phải giờ cao điểm nên có khoảng một nửa quầy làm thủ tục còn đóng, còn những quầy mở thì rất đông người xếp hàng.

Sau 30 phút, các chị người Việt đi cùng con nhỏ đứng sau tôi bắt đầu sốt ruột. Một số hàng di chuyển nhanh, một số hàng lại di chuyển rất chậm. Theo tôi biết đó không phải là lỗi của cán bộ nhập cảnh mà là do máy tính ở quầy đó nhanh hay chậm. Anh bạn ngồi kế bên tôi trên máy bay xếp hàng khác và đã được nhập cảnh trong khi đứng trước tôi là còn khoảng 8 người nữa.

7h45 sáng, tức một tiếng sau khi máy bay đáp, tôi cuối cùng cũng gặp được anh cán bộ nhập cảnh. Anh chỉ hỏi tôi vài câu đơn giản như tên họ, bay từ đâu đến rồi nhập thông tin vào máy tính. Anh nhìn xung quanh rồi thở dài, nói với đồng nghiệp: "Nãy giờ làm mãi mà hàng vẫn dài".

Máy tính cuối cùng cũng tải xong, anh đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu và tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Tôi nhanh chóng lấy hành lý của mình đã ra trên băng chuyền. Sau đó là cho hành lý vào máy chiếu - một khâu tôi không thấy ở các sân bay nước ngoài.

8h, tức 1 tiếng 15 phút từ khi máy bay đáp, tôi được ra ngoài đoàn tụ cùng gia đình. Khi nói chuyện với các bạn khác cũng từ nước ngoài về Việt Nam, ai cũng chia sẻ là mất nhiều thời gian ở khâu nhập cảnh, làm người thân đến đón bên ngoài rất sốt ruột và lo lắng vì máy bay đáp xuống đã lâu mà không thấy người nhà ra. Tôi còn may mắn đến vào sáng sớm chứ nếu về vào giờ cao điểm như chiều tối thì sẽ chắc còn phải đợi lâu hơn.

Còn nhớ năm 2019 khi về lại Việt Nam, tôi "nhanh trí" xếp vào hàng dành cho công dân ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam) và được làm thủ tục nhập cảnh rất nhanh. Lần này về vào tháng 12-2022, tôi chỉ còn thấy quầy nhập cảnh dành cho người có hộ chiếu ngoại giao, quầy cho tiếp viên và phi công các hãng hàng không, quầy cho người đi xe lăn và còn lại là cho tất cả hộ chiếu (All passports). Những người có quốc tịch Việt Nam và người quốc tịch nước ngoài (được miễn visa, visa dài hạn, visa điện tử…) đều phải xếp cùng một hàng.

Ở những nước tôi có dịp đặt chân đến như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, luôn có ít nhất các quầy nhập cảnh dành riêng cho cư dân mang hộ chiếu của nước sở tại hay những người có thị thực lưu trú dài hạn, được đi ra rất nhanh và tránh được những thủ tục rườm rà. Mỗi lần từ Việt Nam sang lại châu Âu, tôi quan sát thấy công dân các nước thuộc liên minh châu Âu chỉ cần bỏ hộ chiếu có gắn chip điện tử vào máy đọc của cổng tự động là có thể nhập cảnh nhanh chóng.

Tôi chưa từng đến sân bay nào mà không có quầy nhập cảnh riêng dành cho công dân nước mình. Trong tương lai, hộ chiếu Việt Nam cũng sẽ được gắn chip và mong là các sân bay quốc tế của Việt Nam sẽ được trang bị các cổng tự động giúp cho việc nhập cảnh nhanh chóng hơn. Trong tương lai gần như dịp năm mới và Tết sắp đến, sẽ càng nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài về lại Việt Nam hay kiều bào trở về quê hương và các hàng ở quầy nhập cảnh sẽ càng dài hơn.

Lần này về Việt Nam, nhân viên sân bay tôi được tiếp xúc không "khó đăm đăm" mà đều nghiêm túc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mong rằng các thiết bị công nghệ sẽ được nâng cấp hơn, tốc độ ở các quầy làm thủ tục đồng đều nhau, khâu tổ chức ở sân bay hợp lý hơn, bớt hỗn loạn, ai đến trước sẽ được ra trước. Và mong rằng có quầy nhập cảnh dành riêng cho người có hộ chiếu Việt Nam, vì đây là đặc quyền của một người con đất Việt khi trở về quê hương mình.