A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
Vì sao học sinh Trung Quốc giỏi Toán hơn các nước khác?
VietTimes – Học sinh Trung Quốc thường giành được nhiều huy chương vàng trong các kỳ thi Toán quốc tế. Một số giáo viên ở châu Á nói rằng trình độ Toán học của học sinh Trung Quốc cao hơn các nước khác.
Trong bộ phim The Big Short (năm 2015) nói về cuộc khủng hoảng tiền tệ, diễn viên Ryan Gosling thủ vai giám đốc điều hành Deutsche Bank đã có cuộc họp với các khách hàng tiềm năng. Để củng cố cho luận điểm của mình, Ryan đã giới thiệu một cộng sự và nói rằng anh ta là “chuyên gia toán học của tôi”. Điểm mấu chốt ở đây là: anh ta là người châu Á.
Thói quen ăn sâu vào tầm thức của nhiều người rằng người châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc, giỏi toán lan rộng đến mức ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Andrew Yang đã lấy nó làm đặc điểm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình. Khi phát biểu trước đám đông người ủng hộ, ông Yang thường giới thiệu về mình: “Đối lập với Donald Trump là một chàng trai châu Á yêu toán học”.
Học sinh và giáo viên ở châu Á cũng có cảm nhận này. Em Chu Cheuk-hei, một học sinh 15 tuổi ở Hồng Kông, người đã từng tham dự các cuộc thi Toán quốc tế, nhận xét: “Em nghĩ điều đó là đúng trong các cuộc thi Toán học. Học sinh Trung Quốc hoặc châu Á thường học tốt hơn các học sinh khác”.
Alex Dutton, một gia sư Toán và Vật lý ở Hồng Kông nhận xét: “Không phải tất cả học sinh Trung Quốc đều giỏi Toán, nhưng nhìn chung các học sinh Trung Quốc của tôi có trình độ Toán học cao hơn học sinh nước khác”.
Ông Frederick Leung, một giáo sư Toán học tại Đại học Hồng Kông, đã nghiên cứu chủ đề này trong hai thập kỷ rưỡi qua. Cứ 4 năm một lần, ông tổ chức một đợt kiểm tra trình độ Toán cho học sinh từ 10-14 tuổi tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bảng xếp hạng của ông, học sinh nằm trong top 5 là Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc đại lục không tham gia nghiên cứu.
Ông Leung tin rằng một trong những lý do tại sao học sinh từ những nơi đó luôn vượt trội hơn những nơi khác là bởi ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, coi trọng sự chăm chỉ và tích cực trong học tập.
ông Frederick Leung nói rằng văn hóa Nho giáo ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh Trung Quốc
Ông Leung chia sẻ: “Trong nền văn hóa Nho giáo lâu đời này có sự coi trọng rất lớn về giáo dục. Ở Anh, khi tôi phỏng vấn các bậc phụ huynh và hỏi họ: Ồ, con của bạn học không tốt lắm về môn Toán. Bạn nghĩ tại sao lại như vậy?, họ nói: Ồ, nó không giỏi toán à. Bản thân tôi cũng không giỏi toán. Nhưng nó rất giỏi bóng rổ, âm nhạc hay nghệ thuật. Ở Bắc Kinh, nếu đặt câu hỏi tương tự với các bậc cha mẹ thì họ chia sẻ rằng: ồ, vì con tôi nó lười biếng. Đó là một sự tương phản lớn với các bậc cha mẹ phương Tây. Người phương Tây cho rằng con họ giỏi hay không giỏi Toán học là do khả năng bẩm sinh”.
Một trụ cột trong hệ thống xác định tài năng của Trung Quốc là các kỳ thi quốc gia, ngày nay vẫn được sử dụng để tuyển sinh Đại học và tìm nhân sự cho các cơ quan của chính phủ. Tất nhiên, một trong các môn học quan trọng là Toán.
Các kỳ thi quốc gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ bảy trong triều đại nhà Tùy, khi triều đình yêu cầu mọi người phải vượt qua các kỳ thi về văn bản, luật pháp và chính trị Nho giáo cổ điển.
Đó là một cách để tiến lên các nấc thang xã hội và giành được một công việc uy tín của trong cơ quan chính phủ. Các kỳ thi thúc đẩy ý tưởng rằng học tập chăm chỉ có thể cải thiện thành tích và cuộc sống.
“Vì vậy, qua nhiều thế hệ, chúng tôi có sự tin tưởng rất sâu sắc vào việc kiểm tra,” ông Leung nói.
Ngày nay, nỗi ám ảnh về các bài kiểm tra đã thúc đẩy sự phát triển của giáo dục tư nhân bao gồm các trường dạy thêm và “lò” luyện thi.
Ở Trung Quốc, hơn 90% phụ huynh trả tiền cho “lò” luyện thi, biến nó trở thành ngành công nghiệp trị giá 383 tỉ đô la Mỹ vào năm 2019.
Ngay cả ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) cũng có ảnh hưởng đến việc học Toán. Một số nghiên cứu cho thấy hệ thống chữ số trong tiếng Trung khá đơn giản. “Ít nhất là số học rất dễ học”, ông Leung nói.
Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo đã giúp học sinh Trung Quốc nói riêng và học sinh châu Á nói chung học Toán tốt hơn (ảnh: SCMP)
Các nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non đã phát hiện ra rằng cách một ngôn ngữ mô tả các con số có thể ảnh hưởng đến tốc độ tính toán của trẻ.
Lấy ví dụ số 11. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha có một từ duy nhất cho nó (tương ứng với eleven, onze, và once). Nhưng tiếng Trung Quốc số 11 sẽ là số “10” và “1”. Các chữ số là đơn âm giúp chúng dễ ghi nhớ hơn.
Số 11 trong tiếng Trung là ghép từ hai từ "mười" và "một" (ảnh: SCMP)
Hệ thống số tương tự được sử dụng trong tiếng Ả Rập, tiếng Hàn và tiếng Nhật. Một trong những lợi ích của hệ thống này, theo ông Leung, là các phép toán có thể được dạy bằng các thuật ghi nhớ, chẳng hạn như bài hát.
Các thuật ghi nhớ này giúp đưa bảng cửu chương vào bộ nhớ dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho toán học cấp cao hơn.
Mới đây, LinkedIn công bố "Báo cáo chuyên sâu năm 2023 về tìm kiếm việc làm cho sinh viên Trung Quốc hồi hương". Dữ liệu trong báo cáo cho thấy khoảng 84% sinh viên người Trung Quốc chọn trở về nước để phát triển sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài. Con số này tương đương 1,3 triệu du học sinh. Đây cũng là lần đầu tiên quốc gia này ghi nhận "kỷ lục" về lượng sinh viên quay lại quê hương sau khi du học.
Tỷ lệ phần trăm này so với năm 2022 tăng rất nhiều, thậm chí tăng 34% so với cách đây 6 năm. Qua đó cho thấy đa phần người trẻ Trung Quốc ngày càng sẵn lòng về nước lập nghiệp thay vì định cư nước ngoài sau khi tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên Trung Quốc có xu hướng về nước sau khi du học. (Ảnh: Xinhua)
Li Xueyi - một sinh viên tốt nghiệp Đại học Boston quyết định trở về Thượng Hải tìm việc làm sau 4 năm học tập, sinh sống tại Mỹ. Cô gái này cho rằng đây là quyết định sáng suốt bởi Thượng Hải là nơi sinh ra và lớn lên, cô đã quen thuộc với cuộc sống ở đây, điều này giúp bản thân tự tin hơn. "Về quê khiến tôi có cuộc sống hạnh phúc", Li Xueyi khẳng định.
Một du học sinh từng có 7 năm học cấp 3 và đại học tại Anh - Tao Wei cho biết, cô chuẩn bị lên kế hoạch về nước ngay sau khi tốt nghiệp. Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu bởi không khí trong nước khiến cô thoải mái hơn.
Tao Wei nói: "Trong thời gian học ở Anh, tôi nhận ra sự khác biệt khá lớn về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, môi trường sống... Đó là lý do tôi muốn trở về với những điều thân thuộc tại Trung Quốc”.
Từng học thạc sĩ tại Anh, Gong Miaomiao cũng có cảm nhận tương tự: “Khí hậu và chế độ ăn uống ở Anh khá khác so với ở Trung Quốc. Chi phí sinh hoạt ở Anh cũng khá cao, điều này tạo ra áp lực không nhỏ nếu cố gắng duy trì công việc tại đây".
Một du học sinh khác tại Mỹ có tên Wang Shengzi chia sẻ lý do trở về Trung Quốc vì muốn đóng góp cho sự phát triển của quê hương. “Trước khi ra nước ngoài, tôi đã nói rõ rằng sau khi học xong sẽ trở về bởi tôi tin rằng với sự phát triển nhanh chóng, đất nước sẽ cần những nhân tài ở mọi lĩnh vực học tập tại nước ngoài. Điều này cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho tôi", Wang Shengzi nói.
Theo khảo sát của trang tuyển dụng Zhaopin, 54,2% sinh viên quốc tế quay về lập nghiệp tại Trung Quốc vì cuộc sống trong nước thuận tiện hơn về mọi mặt. 44,4% trở về vì lý do kinh tế Trung Quốc đang phá triển tốt. Còn 36,4% sinh viên cho rằng cơ hội việc làm tại Trung Quốc đang rộng mở.
Một số lý do khác như chính sách với nước ngoài tại các quốc gia du học ngày càng thắt chặt (16,8%), sự thuyết phục từ gia đình và bạn bè (11,7%).
Cũng theo khảo sát của Zhaopin, lượng sinh viên trở về từ Anh đang chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,7%, tiếp theo là Australia (16,1%) và Mỹ (9,9%).
Khảo sát của Zhaopin năm 2023. (Ảnh chụp màn hình)
Dai Kebin, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tongdao Liepin cho hay: "Theo dữ liệu khảo sát gần đây, những yếu tố hàng đầu mà du học sinh đánh giá cao khi lựa chọn nghề nghiệp trong nước là mức lương, vị thế công ty, gần quê hương".
Theo Dai Kebin, du học sinh có xu hướng thực dụng và lý trí khi tìm việc làm, họ không chỉ coi trọng vị thế của công ty mà còn chú ý đến môi trường làm việc, tiền lương và phúc lợi cũng như sự thoải mái. Những yếu tố này cùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của họ. Do đó việc trở về Trung Quốc của nhiều du học sinh là điều dễ hiểu khi quốc gia này ngày càng phát triển và đáp ứng được nhiều tiêu chí do thế hệ gen Z đặt ra.
Theo Gong Miaomiao, khả năng ngoại ngữ là lợi thế để sinh viên quốc tế khi tìm việc làm. Cô gái này nói: “Khi học ở nước ngoài, bạn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh mỗi ngày. Khi đi xin việc, một số vị trí yêu cầu ứng viên phải phỏng vấn và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội để các du học sinh để phát huy tối đa lợi thế".
Đồng tình với Gong Miaomiao, Li Xueyi kể: “Có lần, tôi phỏng vấn với công ty nước ngoài. Trong cuộc phỏng vấn nhóm, chúng tôi cần phân tích các trường hợp kinh doanh và thuyết trình trước công chúng bằng tiếng Anh. Vì có kinh nghiệm khi học ở Mỹ nên tôi làm rất tốt và giành được vị trí đầu tiên”.
Năm 2023 tại Trung Quốc, ngành nghề có tốc độ tăng trưởng số người về nước cao nhất là dịch vụ du lịch với 106,3%. Sau đó là các ngành như năng lượng điện, dầu khí, hoá chất, chế tạo, sản xuất hàng không vũ trụ,...