Laocaitv.vn - Điều 4 Nghị định 163 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics mới nhất
Vì logistics là một ngành bao gồm rất nhiều dịch vụ nên thương nhân kinh doanh một hoặc nhiều trong số các dịch vụ cụ thể nêu trên thì phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh cụ thể theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ logistics mà thương nhân muốn đầu tư kinh doanh.
Ví dụ: thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì phải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn trong dịch vụ vận tải hàng không,…
Ngoài ra, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể trên đây, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Kinh doanh giáo dục là gì?
Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,…được hoàn thiện hoàn chỉnh, đảm bảo tạo môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất.
Kinh doanh giáo dục hiện nay được Nhà nước đặc biệt khuyến khích, tạo điều kiện để mở rộng nhiều hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước trong giáo dục mà tận dụng nguồn vốn tư nhân giúp giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu tăng cao trong học tập, nâng cao năng lực của mỗi người lúc đó được giải quyết hiệu quả, từ đó chất lượng nguồn lao động được cải thiện.
Các ngành nghề, hình thức kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp giáo dục
Hiện nay, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước chú trọng và mở cửa, theo đó, doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, một số ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty du lịch bạn có thể lựa chọn như:
Các hình thức kinh doanh giáo dục
Có nhiều hình thức kinh doanh giáo dục hiện được áp dụng. Trong đó, một số hình thức tiêu biểu và phổ biến nhất chính là:
Theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Điều 4: Đối tượng không chịu thuế GTGT
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Theo quy định nêu trên thì đối với hoạt động dạy học là hoạt động đào tạo, giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT.
Vì vậy, khi thực hiện thu học phí của học sinh bằng phiếu thu và xuất hóa đơn trực tiếp thì theo kỳ kê khai thuế GTGT, đơn vị kê khai doanh thu từ học phí của học sinh vào mục không chịu thuế GTGT.
Ngày 30/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Theo đó Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan) ... và các dịch vụ khác.
Về điều kiện kinh doanh logistics, Nghị định quy định thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics khi đáp ứng được các điều kiện nhất định theo từng dịch vụ cụ thể, như: Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa) được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Về giới hạn trách nhiệm, Nghị định quy định là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường trong trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2018, bãi bỏ Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Như vậy, Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động từ nhận hàng, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan đến giao hàng… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:
+ Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
+ Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
+ Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.